Hướng Dẫn Xây Dựng Chiến Lược Digital Marketing Hiệu Quả

xây dựng chiến lược Digital Marketing

Bạn đang muốn xây dựng chiến lược digital marketing nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Hoặc bạn đang muốn quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ mới của mình, hay muốn tìm kiếm các cơ hội mở rộng độ phủ của thương hiệu?

Bài viết này sẽ đưa ra các gạch đầu dòng gợi ý cụ thể để giúp bạn hiểu rõ làm thế nào để xây dựng chiến lược digital marketing hiệu quả cho công việc kinh doanh online của bạn

>>> Digital marketing là gì? Hiểu và làm Digital Marketing; 14 Chiến lược Marketing kinh điển của thế giới; Inbound Marketing là gì? Cách thực hiện Inbound Marketing

 

Xác định mục tiêu cho chiến lược Digital Marketing

Xác định rõ mục tiêu chính là yếu tố nền tảng cho mọi chiến dịch marketing. Nhờ vậy mà bạn có thể lên được các đề mục việc cần phải làm từ xây dựng các chiến lược chung nhất đến các chiến thuật ngách cụ thể để đạt được các mục tiêu đó.

Xác định mục tiêu từ ban đầu sẽ giúp tăng khả năng sáng tạo và đưa ra thêm nhiêu các ý tưởng mới.

xác định mục tiêu cho chiến lược Digital Marketing

Ngoài ra, đây cũng là cách tốt nhất để tối ưu hóa các chuyển đổi từ việc đầu tư vào marketing, luôn đảm bảo chiến dịch giữ được sự tập trung xuyên suốt. Mục tiêu rõ ràng được thấu hiểu bởi cả một tập thể, sẽ giúp mọi người có sự liên kết rõ ràng, cùng vì một lợi ích và mục tiêu chung.

Mục tiêu của chiến dịch phải riêng biệt, thực tế và có thể đo lường được.

>>> 15 Xu hướng digital marketing mới

Thực hiện nghiên cứu đối thủ

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.” Bằng việc hiểu rõ các lĩnh vực mà đối thủ đang nhăm nhe thực hiện chiến dịch marketing, bạn có thể biết được họ đang nhắm tới đối tượng cụ thể nào, nội dung họ sẽ tập trung xây dựng, và điều gì tạo nên sự thành công của đối thủ.

thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Từ đó, bạn định vị được doanh nghiệp mình đang ở đâu trên thị trường, rồi tiếp tục đưa ra các chiến lược cạnh tranh cụ thể để tạo ra sự khác biệt của thương hiệu.

Xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ chắc chắn sẽ tạo ra lợi thế cho bạn trong quá trình cạnh tranh. Mảng nào họ đang làm tốt mà doanh nghiệp bạn chưa thực sự để ý tới? Trên Internet đã có xuất hiện rất nhiều tool nghiên cứu đối thủ.

8 Bước xây dựng chiến lược Digital Marketing

Chiến lược digital marketing của bạn cần phải được xây dựng kỹ càng ở từng bước, bắt đầu từ đối tượng khách hàng mục tiêu, đến cách truyền tải thông điệp sao cho hiệu quả, và cuối cùng là các kênh thực hiện cũng như chi phí của chiến dịch.

Hãy nhớ rằng, xây dựng một chiến lược hiệu quả đòi hỏi sự thấu hiểu về từng đặc điểm của các kênh online khác nhau. Chúng hoạt động ra sao, kết hợp với nhau như thế nào, để tối ưu kết quả đạt được.

1. Hiểu khách hàng mục tiêu tốt hơn

Để có được một chiến dịch digital marketing thành công, bạn cần hiểu được đối tượng mình nhắm tới là ai. Có thể bạn đã có những nghiên cứu cụ thể về khách hàng, nhưng trên phương diện của chiến dịch, bạn cần đảm bảo rằng nội dung đã thỏa mãn đối tượng đó, và thông điệp của bạn sẽ không bị hiểu nhầm, đạt được độ tương tác cao.

Hãy dành thời gian để nghiên cứu về khách hàng mục tiêu, tìm hiểu xem họ dành thời gian online nhiều nhất ở đâu, làm thế nào để tiếp cận với họ theo cách hiệu quả nhất.

Sử dụng Customer Journey – Bản đồ hành trình khách hàng để thấu hiểu và tối ưu hóa tương tác với khách hàng mục tiêu tại các điểm chạm.

2. Mở rộng lượng từ khóa cho tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)

Bạn cần thực hiện nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả cho chiến lược digital marketing của mình. Điều này sẽ góp phần đảm bảo nội dung, thông tin bạn cung cấp sẽ truyền tải tới đúng đối tượng.

Mở rộng lượng từ khóa chắc chắn sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Nếu chỉ tập trung phát triển những từ khóa cũ, bạn khó lòng có thể tìm thêm nhiều chuyển đổi mới và phát triển website của bạn có thêm traffic. Mở rộng lượng từ khóa chắc chắn sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều chi phí quảng cáo.

>>> 15 Công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất cho SEO

3. Tập trung phát triển giao diện mobile

Ngày nay, mọi người hầu như đều mang theo theo điện thoại-smartphone của họ mọi lúc mọi nơi. Do đó mobile marketing trở thành một lĩnh vực quan trọng để các doanh nghiệp thực sự đầu tư nghiêm túc.

Nếu các nội dung trong chiến dịch marketing của bạn không thân thiện với giao diện mobile, cho dù đối tượng khách hàng của bạn là ai, khả năng rất cao là bạn sẽ đánh mất 1 lượng lớn khách hàng tiềm năng.

tập trung phát triển trên giao diện mobile

Giao diện Mobile có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển website, thiết kế, trải nghiệm người dùng, cách phát triển nội dung và hình thức quảng bá. Ngày nay, hầu như mọi doanh nghiệp và tổ chức đều dành một lượng lớn chi phí đầu tư vào các quảng cáo trên mobile.

4. Sử dụng tốt các kênh Digital Marketing

Bạn phải có một website cho doanh nghiệp của bạn. Nhưng ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rõ các lựa chọn khác để quảng bá cho doanh nghiệp, website, sản phẩm và dịch vụ online của bạn.

  • Marketing trên mạng xã hội: Chắc cũng không cần phải nói quá nhiều về những gì mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, TikTok.. đem lại cho người sử dụng cũng như các doanh nghiệp đâu nhỉ. Hãy nhớ rằng việc tối ưu các kênh mạng xã hội sẽ tăng đáng kể lượng người dùng tương tác với thương hiệu cũng như thêm cơ hội tìm kiếm khách hàng mới.
  • SEO: Đây là một kênh digital marketing khác mà bạn cần phải bắt tay vào thực hiện. Công cụ tìm kiếm luôn cho thấy sức mạnh của mình để giúp các thương hiệu được biết đến và tìm thấy nhiều hơn trên online.
  • Quảng cáo Click (PPC):  PPC là một trong những cách thức nhanh nhất để thu hút khách hàng tiềm năng vào website của bạn. Nó cho phép bạn xuất hiện khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm cho một từ khóa liên quan cụ thể.

5. Thực hiện chiến dịch tiếp thị lại (remarketing)

Rất nhiều các khách hàng tiềm năng sẽ không trở thành khách hàng thật ngay từ lần đầu họ nhìn thấy chúng ta trên online. Do đó, tầm quan trọng của remarketing là rất lớn trong mỗi chiến dịch quảng cáo.

thực hiện chiến dịch tiếp thị lại remarketing

Hãy để khách hàng nhớ đến chúng ta bằng cách liên tục nhắc lại với họ về thương hiệu của mình, để đến khi họ thực sự có nhu cầu, tên doanh nghiệp bạn sẽ là điều đầu tiên họ nghĩ tới.

6. Chỉnh sửa CTA của bạn

Một CTA-lời kêu gọi hành động mạnh mẽ sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn với mỗi chiến dịch marketing. CTA tốt sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn. CTA có thể được hình thành trên nhiều định dạng khác nhau (nút, hình ảnh,..)

Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn để CTA của mình ở một vị trí dễ tìm thấy, đồng thời đưa các lợi ích rõ ràng khiến khách hàng khó lòng “cưỡng lại” được mà không click vào để đưa ra các hành động mà bạn mong muốn.

> CTA là gì? 8 loại nút Call-to-action trên website

7. Xây dựng kế hoạch cho Content

Hãy lên kế hoạch cho các content của bạn trong tương lai để thu hút khách hàng bằng những mẫu content chất lượng và thú vị.

Tìm hiểu xem định dạng content nào sẽ lôi kéo được khách hàng tương tác và tìm hiểu về nhiều nhất nhất: video, ebook, infographic, ảnh,.. Phong cách, giọng văn nào phù hợp với đối tượng khách hàng của mình?

Xây dựng một kế hoạch content phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu sẽ là yếu tố quan trọng trong chiến lược digital marketing của bạn.

>>> 9 Bước xây dựng chiến lược Content Marketing; Content Marketing là gì?

8. Đo Lường Hiệu Quả Của Chiến Dịch Digital Marketing

Nhiệm vụ cốt lõi của các chiến lược Digital Marketing là tăng nhận diện thương hiệu và kiếm được nhiều contacts từ khách hàng để chuyển hóa thành doanh thu thực tế.

đo lường hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing

Để xác định được sự hiệu quả của chiến dịch, bạn có thể chia nhỏ ra thành từng yếu tố như: số mẫu về thực tế, kết quả chuyển đổi, thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, lượng follow trên mạng xã hội,…

“Từ 5-10 năm nữa, nếu bạn không kinh doanh online thì tốt nhất bạn đừng nên kinh doanh gì nữa” – Bill Gates.

>>> Sử dụng chỉ số ROI để đo lường hiệu quả cho chiến dịch digital marketing của bạn

6 Chiến dịch digital marketing gây ảnh hưởng

Các chiến dịch Digital Marketing sử dụng rât nhiều các định dạng khác nhau để bắt kịp với xu hướng cũng như kể các câu chuyện đầy lôi cuốn. Các chủ đề sáng tạo giúp thông điệp về sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp được truyền tải một cách mạnh mẽ.

Dưới đây là 6 ví dụ vô cùng độc đáo

1) Chính trị – New York Times

Chiến dịch này xuất hiện trên rất nhiều nền tảng định dạng truyền thông, TV, in ấn, bảng hiệu ngoài trời, trên mạng xã hội và email marketing.

Đoạn clip quảng cáo là hàng loạt các câu khẳng định nhấn mạnh, bắt đầu bằng “The truth is …-sự thật là” bao gồm cả trích dẫn câu nói của tổng thống Donald Trump: “The truth is the media is dishonest – Sự thật là truyền thông không trung thực”

The New York Times phát sóng quảng cáo này trên TV trong suốt giải thưởng Academy Awards vào tháng 2, tập trung vào những người của đảng Tự Do mà sẽ dễ hiểu được thông điệp của họ nhất. Nó đã tạo lên thành công vang đôi khi thu hút tới 15 triệu lượt xem từ khi lên sóng đầu tiên. Sau đó nó tiếp tục được lan tỏa trên khắp Facebook và Twitter như một hiện tượng viral.

Chiến dịch này là một ví dụ xuất sắc về sử dụng các sự kiện để tạo ra cảm giác khẩn cấp và thu hút tương tác của khách hàng.

2) Hài Hước – Gucci

Chiến dịch tháng 3 của Gucci là một ví dụ hoàn hảo về việc bắt kịp các xu hướng mới nhất để làm nên thành công. Ở trong chiến dịch này, Gucci tập trung vào tăng nhận diện thương hiệu ở đối tượng người trẻ tuổi hơn so với những người thực chất có thể trả cho sản phẩm của họ.

chiến dịch Digital Marketing của Gucci

Chiến dịch này được thực hiện chủ yếu trên Instagram, sử dụng hashtag #TFWGucci (That Feeling When Gucci), để công kích lại một hình ảnh chế liên quan tới chính sản phẩm của Gucci, cũng bắt đầu bằng câu nói“that feeling when …”

Bằng việc bắt chiếc các hình meme, Gucci đã tạo được một xu hướng lan tỏa mạnh mẽ trên Internet, mà liên quan trực tiếp tới khách hàng mục tiêu của họ. Các bức ảnh này để nhận được 2 triệu likes và hơn 21000 bình luận trên Instagram. Mỗi bài đăng có lượng likes trung bình khoảng 67,000 và 768 lượt bình luận.

3) Empowerment – Be The Guy

Be The Match, một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề hiến tủy ở xương, đã gặp một vấn đề khá bức thiết đó là, họ đang thiếu đi đối tượng hiến tủy từ 18-24 tuổi.

Trong khi các chiến dịch marketing của tổ chức phi lợi nhuận khác thường tập trung vào hình ảnh bệnh nhân, thì ngược lại, chiến dịch này có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Họ đưa hình ảnh của một người đàn ông có thể giúp cứu sống nhiều người khác. Chiến dịch này được chạy trên Reddit và Twitch, với các banner quảng cáo và ảnh gif hỗ trợ.

Thông điệp của chiến dịch hướng tới khích lệ, cổ vũ hơn là nhấn mạnh yếu tố cảm xúc của người xem. Kết quả là, tổ chức này đã thu hút 17,974 lượt hiến tặng từ nam giới có độ tuổi từ 18-24, tăng 280%. Trên Online lượng traffic tăng 970%, đạt hơn 212 triệu lượt tương tác.

4) Tức Thời – Airbnb

Ý tưởng của Airbnb là sản xuất đoạn video để cho thấy sự ủng hộ của họ với mọi người từ nhiều nơi khác nhau với xuất phát điểm khác nhau. Quảng cáo được phát trên sóng TV trong giải Superbowl của Mỹ, ngay sau vài ngày mà tổng thống Trump đưa ra luật cấm nhập cảnh.

chiến dịch digital marketing của AirBNB

Mặc dù chính trị là yếu tố khá nhạy cảm, Airbnb đã thành công trong việc bắt kịp chủ đề nóng này, để tăng độ nhận diện của thương hiệu Airbnb. Quảng cáo đạt 5 triệu lượt xem trong tháng đầu tiên trên Youtube, và 100,000 lượt xem trên Instagram.

Hashtag được sử dụng bởi các người nổi tiếng và chính trị gia như Joe Montana-Huyền thoại bóng bầu dục của Mỹ,  David Miliband-cựu thư kí bộ lao động, cũng như cựu thư kí bang John Kerry.

5) Sự hiểu biết – Worldwide Breast Cancer

Với hashtag #KnowYourLemons, chiến dịch digital marketing này được thiết kế để giúp mọi người nhận ra các dấu hiệu của ung thư vú trên Facebook. Qua đó nhận mạnh hiệu quả của sử dụng chanh hàng ngày có thể giải quyết các triệu chứng của ung thu vú.

chiến dịch digital marketing của Worldwide Breast Cancer

Quảng cáo cũng đồng thời cho biết, cục u không chỉ là dấu hiệu duy nhất cho căn bệnh ung thư của phụ nữ này. Bằng hình ảnh, chiến dịch đã đem lại 12 dấu hiệu hoàn toàn khác nhau của bệnh, cũng như sử dụng yếu tố hài hước để đưa ra các nội dung giúp phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi việc kiểm tra ngực của mình hàng ngày.

Trong tháng 2, chiến dịch đã tiếp cận tới 7.3 triệu người chỉ với 3 bài đăng trên Facebook.

>>> Cách Sử Dụng Hashtag Trên Social

6) Đa kênh và thực tế ảo – Ted Baker

Ted Baker sử dụng cách tiếp cận đa kênh để làm mới thương hiệu cũng như tạo ra sự hấp dẫn thu hút đối với những người theo dõi họ. Họ đã làm được điều này bằng việc sản xuất một sitcom mang tên ‘Keeping up with the Bakers’, được phát xuyên suốt trong phần stories của Instagram trong xuyên suốt 8 ngày.

chiến dịch digital marketing của Ted Baker

Bộ phim sitcom kể về câu chuyện của gia đình Baker, với nội dung sáng tạo và rất lôi cuốn. 55% người dân Mỹ từ 18-29 sử dụng Instagram, và 28% từ 30-49 tuổi, Ted Baker đã tạo nên thành công rực rỡ khi thu hút được đối tượng khách hàng trẻ thông qua bộ phim này. Chỉ tính riêng trailer thôi cũng đã được xem tới hơn 1.9 triệu người và 19,000 lượt thích trên mạng xã hội.

Áp dụng nền tảng công nghệ video 360 độ và thực tế ảo, người xem có thể trực tiếp tham gia vào thế giới của nhân vật Baker.

Điều chúng ta có thể học hỏi được qua các chiến dịch digital marketing trên là thấu hiểu rõ người xem cũng như luôn bắt kịp các trend mới nhất sẽ cho bạn thêm nhiều cơ hội phát triển brand của mình.

Thêm nữa, những chiến dịch này chắc chắn để lại những cảm xúc tích cực tới người xem khi chạm được tới trái tim và suy nghĩ của họ, khuyến khích họ tương tác, chia sẻ và hành động.